spot_img
More

    Sắp diễn ra tọa đàm: “Phát triển điện mặt trời mái nhà: Cơ chế nào phù hợp?”

    Phát triển điện mặt trời nói chung và điện mặt trời mái nhà nói riêng hiện đang là vấn đề rất nóng, nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và các hộ gia đình.

    Trong bối cảnh các nguồn điện truyền thống như nhiệt điện, thủy điện gặp khó khăn thì việc khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, như điện gió; điện mặt trời, trong đó có điện mặt trời mái nhà là một giải pháp quan trọng để giải quyết tình trạng thiếu điện hiện nay.

    Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch điện 8) được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023, trong đó nêu rõ phấn đấu đến năm 2030, có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

    Cụ thể, từ nay đến năm 2030, tổng công suất các nguồn điện mặt trời dự kiến tăng thêm 4.100 MW; định hướng đến năm 2050, tổng công suất là từ 168.594- 189.294 MW, sản xuất 252,1- 291,5 tỷ kWh.

    Quy hoạch điện 8 cũng nêu rõ, ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu điện.

    Nhằm triển khai Quy hoạch điện 8, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã hoàn thiện và đang lấy ý kiến của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân về dự thảo Nghị định quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

    Đáng chú ý, trong dự thảo Nghị định đề xuất hai chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.

    Trường hợp thứ nhất: Với điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu không đấu nối với hệ thống điện quốc gia, loại hình này ưu tiên phát triển không giới hạn công suất. Đồng thời phát triển điện mặt trời mái nhà phải tuân thủ quy định pháp luật về an toàn điện, đầu tư, xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy.

    Dự thảo cũng quy định các hành vi trái quy định trong quá trình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

    Trường hợp thứ hai: Đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà có liên kết với lưới điện quốc gia để tự sử dụng, không đầu tư mua bán điện.

    Dự thảo này cho phép tổ chức, cá nhân lựa chọn phát hoặc không phát sản lượng điện dư thừa của điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện. Nếu tổ chức, cá nhân lựa chọn “phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia” thì nhà nước ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng và không được thanh toán. Tuy nhiên, hiện nay quy định này vẫn đang có những ý kiến trái chiều.

    Sắp diễn ra tọa đàm: "Phát triển điện mặt trời mái nhà: Cơ chế nào phù hợp?" - Ảnh 1

    Nhằm trao đổi, thảo luận về tình hình phát triển điện mặt trời nói chung và điện mặt trời mái nhà nói riêng hiện nay; đồng thời tập hợp các ý kiến đóng góp, các giải pháp, kiến nghị nhằm đảm bảo phát triển điện mặt trời mái nhà hài hòa lợi ích cho các bên; ngày 10/5/2024, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức buổi tọa đàm: “Phát triển điện mặt trời mái nhà: Cơ chế nào phù hợp?”.

    Tại tọa đàm, các chuyên gia, doanh nghiệp sẽ phân tích, làm rõ về thực trạng phát triển điện mặt trời, điện mặt trời mái nhà ở Việt Nam hiện nay; những cơ hội tiềm năng và thách thức trong phát triển điện mặt trời mái nhà đặc biệt, từ thời điểm cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà theo quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hết hiệu lực vào ngày 1/1/2021, nhưng đến nay cơ chế mới vẫn chưa được ban hành.

    Các ý kiến tại tọa đàm cũng sẽ đưa ra những quan điểm, góp ý cơ chế phù hợp cho phát triển điện mặt trời mái nhà, kinh nghiệm từ các nước trên thế giới.

    Tọa đàm cũng phân tích một số nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu đang được Bộ Công Thương xây dựng hoàn thiện trong đó có những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, thu hút sự quan tâm của dư luận, các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân như giá bán điện 0 đồng…

    Tọa đàm có sự tham gia chia sẻ của các chuyên gia tư vấn và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo:

    – Bà Nguyễn Phương Mai, Chuyên gia tư vấn các dự án hỗ trợ ngành năng lượng tái tạo Việt Nam.

    – Ông Nguyễn Minh Đức, Chuyên gia Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

    – Ông Phạm Đặng An, Phó Tổng giám đốc Công ty Vũ Phong.

    – Điều hành tọa đàm: Nhà báo Hương Loan, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy.

    Chương trình sẽ được phát sóng trên các nền tảng Vneconomy.vn, Fanpage VnEconomy, Youtube VnEconomy vào 9h sáng ngày 10 tháng 5 năm 2024.

    Kính mời quý vị đón xem!

    Saigon
    Saigon
    Sài Gòn là thành phố lớn nhất Việt Nam và là một siêu đô thị. Đây còn là trung tâm kinh tế, giải trí, một trong hai trung tâm văn hóa và giáo dục quan trọng tại Việt Nam.
    spot_img

    Bài viết liên quan

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here