spot_img
More

    Cần hơn 12 tỉ đô để xây hạ tầng cho xe điện đến 2040

    Trong ước tính doanh số xe điện tăng 2,5 lần trong vòng 10 năm tới, tính toán của HSBC cho thấy Việt Nam cần 12,3 tỉ đô la Mỹ, chưa tính đến phần năng lượng cộng dồn, để đầu tư vào hạ tầng cho loại xe này trong giai đoạn 2024-2040.

    Theo báo cáo “Câu chuyện Xe điện” của HSBC công bố mới đây, Việt Nam là trường hợp điển hình thành công cho thị trường xe máy điện và đang bước chân vào lĩnh vực ô tô điện, nhưng còn gặp nhiều thách thức.

    Ngày nay, thị trường xe máy điện của Việt Nam đang lớn nhất ở khu vực ASEAN và lớn thứ nhì thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, đến cuối những năm 2030, doanh số bán xe máy điện kỳ vọng sẽ đi ngang khi thị trường xe máy trong nước bão hòa.

    Trong xu hướng thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, giảm phát thải carbon và kinh tế xanh, xe điện hiện đang được hưởng lợi. Theo HSBC, các nhà sản xuất xe điện trong nước đã phần nào thành công trong việc “xanh hóa” xe máy nhưng tăng trưởng sau này sẽ chậm lại, trong khi các nhà sản xuất ô tô sẽ nắm bắt thời cơ.

    Tổng doanh số bán xe máy và ô tô điện hàng năm của Việt Nam có thể tăng từ dưới 1 triệu trong năm 2024 lên trên 2,5 triệu vào năm 2036. Còn uớc tính của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam dự đoán đến năm 2040, Việt Nam sẽ có 3,5 triệu ô tô điện lăn bánh trên đường.

    Doanh số bán xe điện ước tính đến 2040. Nguồn: HSBC.

    Tất nhiên tương lai ngành này không dễ dàng. Theo đó, thị trường xe điện vẫn còn gặp nhiều trở ngại khi người tiêu dùng có tâm lý chần chừ, e ngại giá thành cao, sợ xe không đủ điện, lo lắng về pin và quan ngại về thiếu thốn cơ sở hạ tầng trạm sạc.

    Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cũng có những phương án riêng để hỗ trợ. Việt Nam đã triển khai miễn lệ phí trước bạ đối với xe điện dùng pin, giảm thuế nhập khẩu xe điện dùng pin và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án đầu tư vào xe điện chạy pin. Bộ Giao thông Vận tải cũng đã đề xuất chính sách trợ cấp 1.000 đô la cho mỗi người mua ô tô điện nhưng đang vấp phải sự phản đối từ Bộ Tài chính.

    Bên cạnh các chính sách của nhà nước đang khuyến khích sản xuất và tiêu thụ xe điện, điều cần thiết còn đầu tư thêm vào cơ sở hạ tầng và các phân khúc chuỗi cung ứng trọng yếu, chẳng hạn như đất hiếm.

    Theo tính toán của HSBC, chỉ riêng lắp đặt đủ hạ tầng sạc xe điện và công suất phát điện tái tạo đủ cho lượng xe điện mới sẽ cần khoảng 12,3 tỉ đô la Mỹ đầu tư và 14tWh năng lượng cộng dồn trong giai đoạn 2024-2040.

    “Chìa khóa để vượt qua những rào cản phổ biến ô tô điện ở Việt Nam nằm ở đầu tư cơ sở hạ tầng vốn cũng là một trở ngại đối với chuyển dịch năng lượng nói chung của quốc gia này”, báo cáo HSBC đánh giá.

    Trong xu hướng mở rộng thị trường xe máy và ô tô điện của Việt Nam mở rộng, HSBC dự báo các nhà sản xuất trong nước sẽ tập trung nhiều hơn vào đảm bảo toàn bộ chuỗi cung ứng xe điện trong khi thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp Trung Quốc.

    Trong những ngày qua, thị trường xe điện phân khúc đô thị có kích thước nhỏ đang sôi động trở lại trước thông tin VinFast mở đặt cọc dòng xe VF3, cạnh tranh trực tiếp với nhãn Wuling Hongguang Mini do TMT Motors Việt Nam đưa về.

    Saigon
    Saigon
    Sài Gòn là thành phố lớn nhất Việt Nam và là một siêu đô thị. Đây còn là trung tâm kinh tế, giải trí, một trong hai trung tâm văn hóa và giáo dục quan trọng tại Việt Nam.
    spot_img

    Bài viết liên quan

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here