spot_img
More

    ACIAR hỗ trợ ngành nông nghiệp Việt Nam triển khai 8 dự án mới

    Nhân chuyến thăm đầu tiên của Giáo sư Wendy Umberger tới Việt Nam trên cương vị Tổng Giám đốc Điều hành của ACIAR, vào chiều 7/5/2024 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) đồng tổ chức họp đối tác ACIAR – Việt Nam để thảo luận về chiến lược hợp tác và các ưu tiên nghiên cứu trong thời gian tới.

    CỨ 1 AUD HỖ TRỢ, ĐEM LẠI 90 AUD LỢI NHUẬN CHO CÁC NÔNG HỘ NHỎ

    Phát biểu mở đầu cuộc họp, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mong muốn hợp tác chặt chẽ với ACIAR để lên kế hoạch cho việc tăng cường năng lực các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp. Các hợp tác mang tính quy mô và chiến lược giữa hai bên nhằm đạt được các mục tiêu của Việt Nam về tăng trưởng xanh, phát triển nền nông nghiệp đa giá trị, đồng thời đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân. 

    Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: "Các hợp tác giữa hai bên nhằm đạt được các mục tiêu của Việt Nam về tăng trưởng xanh, nông nghiệp đa giá trị".
    Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: “Các hợp tác giữa hai bên nhằm đạt được các mục tiêu của Việt Nam về tăng trưởng xanh, nông nghiệp đa giá trị”.

    Ngài Goledzinowski, Đại sứ Australia tại Việt Nam cho biết Việt Nam và Australia đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện của nhau. Là một cơ quan về nông nghiệp của Australia, ACIAR tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu về phát triển nông nghiệp và nông thôn thông qua hợp tác nghiên cứu hiệu quả. Đây không chỉ là kết nối giữa nhà tài trợ và người tiếp nhận tài trợ mà còn có sự tham gia của các bên liên quan, các đối tác cùng chia sẻ tri thức.

    “Cuộc họp đối tác hôm nay và việc ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác trong nghiên cứu nông nghiệp giữa ACIAR và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào tháng 3/2024 đánh dấu mối quan hệ hợp tác gắn bó hơn trong quan hệ hợp tác, hướng tới các mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững và quan hệ đối tác bình đẳng”, ông Goledzinowski chia sẻ.

     

    “Từ năm 1993 đến nay, ACIAR đã đầu tư hơn 260 dự án dành riêng cho Việt Nam và các dự án vùng có Việt Nam tham gia với tổng giá trị hơn 184 triệu AUD”.

    Giáo sư Wendy Umberger, Tổng giám đốc điều hành ACIAR.

    Nữ Giáo sư Wendy Umberger, Tổng giám đốc điều hành ACIAR, cho biết Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) là cơ quan chuyên trách về nghiên cứu nông nghiệp phục vụ phát triển của chính phủ Australia, trong khuôn khổ chương trình viện trợ phát triển của chính phủ Australia. ACIAR cung cấp tri thức và công nghệ nền tảng để xây dựng các hệ thống nông nghiệp cho năng suất cao hơn, bền vững hơn và các hệ thống lương thực có khả năng chống chịu tốt hơn, vì lợi ích của các nước đang phát triển và Australia. Kể từ năm 1993, ACIAR đã hợp tác với Việt Nam trong xây dựng, đầu tư và quản lý các chương trình và dự án. 

    Nữ Giáo sư Wendy Umberger cho hay trong suốt 31 năm hợp tác, theo nghiên cứu các dự án độc lập của ACIAR, cứ 1 AUD của ACIAR đầu tư hỗ trợ đem lại giá trị tương đương 90 AUD cho các nông hộ nhỏ tại Việt Nam.

    “Chúng tôi muốn lắng nghe về những ưu tiên của Chính phủ Việt Nam để biết được lợi thế so sánh của Australia nằm ở đâu và có thể hỗ trợ được những gì. Từ đó, đưa đến những hệ thống, khoa học và công nghệ tiên tiến giúp Việt Nam quyết các vấn đề trong nông nghiệp”, bà Wendy nói.

    SẼ TRIỂN KHAI THÊM 8 DỰ ÁN MỚI

    Theo ACIAR Việt Nam, trong giai đoạn 2018-2025, ACIAR đã và đang hỗ trợ 23 dự án tại Việt Nam hoặc dự án vùng có Việt Nam tham gia, gồm 3 dự án vừa mới hoàn thành, và 20 dự án chưa hoàn thành, vẫn đang tiếp tục thực hiện. Trong đó nhiều dự án đem lại thành công lớn như: Hỗ trợ kỹ thuật nuôi trồng hải sâm trong cộng đồng; Phát triển ngành nuôi trai lấy ngọc; Chuỗi giá trị bền vững cho cà phê, hồ tiêu (Dự án V-SCOPE); Nông hộ nhỏ tham gia chuỗi cung ứng bò thương phẩm…

    Trong giai đoạn 2024-2027, ACIAR sẽ hỗ trợ ngành nông nghiệp Việt Nam triển khai 8 dự án mới với tổng số vốn ODA dự kiến hơn 8 triệu AUD.

    Một là, Dự án “Giải quyết các điểm nghẽn trong chuỗi giá trị cá mú Việt – Úc” (FIS/2022/148), triển khai trong thời gian 2024-2027, với số vốn 2.500.000 AUD.

    Hai là, Dự án “Đánh giá các ưu tiên phát triển ngành cây có múi” (HORT/2023/179) triển khai từ 2024-2025 với khoản tài chính 500.000 AUD.

    Ba là, Dự án “Số hóa trong giám sát tuân thủ VietGAP trong chuỗi giá trị hoa quả” (AGB/2022/114) triển khai từ 2024-2027 với khoản tài chính 2.100.679 AUD. 

    Bốn là, Dự án “Đa dạng sinh kế với các giống cây bản địa ở Tây Bắc” (FST/2023/150) với số vốn 500.000 AUD triển khai trong năm 2024-2025.

    Năm là, Dự án “Chuyển đổi rừng ngập mặn ở Mekong” (CLIM/2023/190) với 471.200 AUD, thực hiện trong năm 2024-2025.

    Sáu là, Dự án “Khảo sát đất ở Tây Nguyên” (SLAM/2023/142) với khoản tài chính 500.000 AUD, thực hiện trong năm 2024-2025.

    Bảy là, Dự án “Vai trò của cảm biến từ xa trong quản lý nước cho nông nghiệp” (WAC/2023/117) với khoản tài chính 330.000 AUD, triển khai trong năm 2024-2025.

    Tám là, Dự án “Lộ trình cho các nông dân tương lai” (SSS/2022/134), triển khai từ năm 2024-2027 tại hai nước Việt Nam và Lào với số vốn 1.500.000 AUD.

    Quang cảnh cuộc họp.
    Quang cảnh cuộc họp.

    Trong cuộc họp, các đối tác Việt Nam đã chia sẻ thông tin và kinh nghiệm từ các dự án điển hình. Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nêu một số chương trình dự án có tác động tích cực rõ nét, như nhóm dự án phát triển rau quả, bò thịt, nông lâm kết hợp, bảo tồn đất dốc ở Tây Bắc; chọn tạo giống và phát triển rừng trồng keo và bạch đàn, tạo nền tảng vững chắc cho 2,5 triệu ha rừng trồng hiện nay; phát triển nghề nuôi hàu ở các tỉnh ven biển…

    Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của cả hai bên, giai đoạn tới, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề xuất hai bên cân nhắc ưu tiên một số vấn đề như nghiên cứu như chọn tạo và phát triển các giống cây trồng chủ lực thích ứng với hạn, mặn; bảo tồn, phục tráng, khai thác và phát triển các giống cây trồng bản địa, đặc hữu; quản trị theo chuỗi; ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực trồng trọt; chọn tạo giống vật nuôi chủ lực; phát triển thức ăn thủy sản, công nghệ nuôi biển; phát triển hệ thống nông lâm kết hợp; xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon…

     

    Trong ngày 7/5/2024, Tổng Giám đốc điều hành ACIAR đã có cuộc gặp và làm việc với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

    Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Trần Lan Phương đánh giá cao các hoạt động Chính phủ Austraylia và ACIAR thời gian qua đã hỗ trợ và hợp tác với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đạt nhiều kết quả thông qua các chương trình, dự án cho phụ nữ.

    Giáo sư Wendy Umberger bày tỏ rất ấn tượng với vai trò to lớn của phụ nữ và các hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong việc hỗ trợ, đồng hành với phụ nữ nâng cao đời sống, phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp.

    Bà Wendy Umberger cho rằng với 50% phụ nữ Việt Nam tham gia lĩnh vực nông nghiệp, có vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực. Đây cũng là điều kiện quan trọng để ACIAR và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam sẽ có thêm nhiều hoạt động hợp tác, hỗ trợ phụ nữ trong lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian tới.

    #box1715095234983{background-color:#bcebc0}

    Saigon
    Saigon
    Sài Gòn là thành phố lớn nhất Việt Nam và là một siêu đô thị. Đây còn là trung tâm kinh tế, giải trí, một trong hai trung tâm văn hóa và giáo dục quan trọng tại Việt Nam.
    spot_img

    Bài viết liên quan

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here